Hiểu đúng về cơ chế hoạt động của mắt?
Có bao giờ bạn nghĩ, mắt của bạn hoạt động như một máy chụp ảnh không ?
Đúng vậy, cơ chết hoạt động của mắt tương tự như cơ chế hoạt động của máy chụp ảnh. Cấu tạo của mắt có hệ thấu kính bao gồm giác mạc, thủy tinh thể.
Đầu tiên, ánh sáng sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt. Tại đây các tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu đó được truyền đến não bộ thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận là hình ảnh tại não bộ. Đây chính là cơ chế hoạt động của mắt để chúng ta nhìn thấy một vật, một sự việc nào đó.
Đối với bệnh nhân bị song thị, nhìn một vật thành hai do có sự lệch trục ở một mắt, ảnh của vật không cùng nằm trên hoàng điểm. Song thị có thể là do tổn thương cơ vận nhãn, các dây thần kinh vận nhãn, dây thần kinh số 3, dây thần kinh số 4, dây thần kinh số 6, hay một số bệnh về mắt như nhược cơ, bệnh nhãn giáp, kẹt cơ vào lỗ gãy xương ở hốc mắt sau chấn thương, biến chứng tiểu đường, khối u não chèn ép…
Nếu như đối với máy ảnh, chúng ta thường phải điều chỉnh tiêu cự thấu kính và mức độ ánh sáng, phải lau chùi và bảo dưỡng khi ống kính bị bẩn thì trên thực tế, mắt chúng ta đã thực hiện những chức năng đó hoàn toàn tự động. Thông qua thay đổi độ cong thủy tinh thể, độ giãn của mồng mắt, kích thước của đồng tử,… từ đó điều khiển tiêu cự, cường độ chúng sáng đi vào.
Bên cạnh đó, để mắt liên tục điều tiết chống khô mắt, các tuyến lệ chính và phụ luôn hoạt động để bôi trơn giác mạc. Đây là cơ chế vệ sinh hoàn toàn tự nhiên của cơ thể giúp bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân khói, bụi, nhiễm khuẩn… bên ngoài.