Song thị hai mắt có chữa được không? Nguyên nhân gây song thị hai mắt và phương pháp điều trị?
Song thị hai mắt là khi mở cả hai mắt sẽ thấy hai hình ảnh giống nhau, chất lượng như nhau khi nhìn vào một vật. Khi một trong hai mắt nhắm lại, sẽ thấy 1 hình ảnh như bình thường.
Nguyên nhân gây song thị:
- Mắt lác, mắt lé làm nhãn cầu (lòng đen) của hai mắt nhìn theo hai hướng khác nhau do đó não nhận hai hình ảnh khác nhau.
- Liệt dây thần kinh vận nhãn(Dây III, dây IV, dây VI): Khi dây thần kinh số 3 của bệnh nhân bị liệt sẽ gây lác ngoài, và dây thần kinh số 4 bị liệt gây lác đứng và dây thần kinh số 6 bị liệt sẽ gây lác trong.
- Thâm nhiễm tổ chức hốc mắt ví dụ như bệnh nhãn áp, giả u hốc mắt.
- Nhược cơ làm các cơ mắt bị yếu kiểm soát.
- Rối loạn chức năng tuyến giáp đặc biệt là bệnh Grave gây lồi mắt vì mỡ và các mô tích tụ phía sau mắt.
- Phình mạch não gây ức chế các cơ thần kinh của mắt
- Đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua gây ảnh hưởng đến các mạch máu vận chuyển đến não hoặc dây thần kinh kiểm soát cơ mắt.
- Chứng mắt thiếu khả năng hội tụ do các cơ thần kinh của mắt không sắp xếp đúng làm mắt hoạt động không đúng cách
- Biến chứng của tiểu đường làm ảnh hưởng đến mạch máu cung cấp cho võng mạc và ảnh hưởng đến nhóm cơ thần kinh vận nhãn gây nên hiện tượng song thị.
- U não, ung thư não làm ảnh hưởng đến chuyển động của mắt và tổn thương thần kinh vùng mắt.
- Chấn thương vùng mắt như bầm tím mắt, dập cơ vùng mắt, tụ máu vùng mắt.. gây tổn thương các cơ vùng mắt
- Chấn thương vùng đầu làm tổn thương thần kinh mắt gây hiện tượng song thị.
- Song thị tạm thời do ngộ độc rượu, thuốc benzodiazepin, opioid hoặc một số loại thuốc điều trị co giật và động kinh. Ngoài ra, nếu mắt cực kỳ mỏi hoặc căng quá mức có thể gây song thị tạm thời.
Phương pháp điều trị:
Để đạt hiệu quả điều trị cao trước tiên cần xác định được song thị do nguyên nhân nào và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Cần kiểm tra xem bệnh nhân có bị liệt dây thần kinh vận nhãn hay không? Nếu có dấu hiệu liệt dây thần kinh vận nhãn cần chụp MRI não để xác định nguyên nhân cụ thể hơn để điều trị gốc bệnh.
Nếu có dấu hiệu mắt bị lồi liên quan đến tuyến giáp thì cần phải xét nghiệm hormon tuyến giáp và sau đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị để đạt hiệu quả.
Với các bệnh nhân bị song thị do nhược cơ hoặc xơ cứng rải rác thì cần phải theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị.
Điều trị theo tây y: Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là làm yếu cơ chéo dưới hoặc gấp gân cơ chéo trên để tăng cường ở mắt bị liệt. Tuy nhiên, hiệu quả không cao và có thể gây một biến chứng sau phẫu thuật.
Điều trị theo đông y: Là phương pháp dùng thuốc đông y kết hợp châm cứu để để phục hồi dây thần kinh bị liệt. Đây là phương pháp được đánh giá về tính hiệu quả cao và an toàn cho người bệnh.
Bản chất cơ vận nhãn cũng như những nhóm cơ khác trong cơ thể con người, khi dây thần kinh điều khiển nhóm cơ đó bị liệt thì cơ không còn đặc tính co nên sẽ bị giãn và yếu đi. Khi dây thần kinh số 4 bị liệt, cơ chéo lớn không thể điều khiển để đưa nhãn cầu xuống dưới được nên gây chứng lác đứng, nhãn cầu lệch lên trên hoặc lác xoáy ngoài.
Phục hồi cơ chéo lớn bằng thuốc đông y từ bên trong là điều trị gốc bệnh nên hiệu quả lâu bền, không bị tái phát. Khi dây thần số 4 được phục hồi thì sẽ điều khiển được nhãn cầu xuống dưới khắc phục được tình trạng lác đứng và song thị.
Kế thừa tinh hoa y học cổ truyền, Đông y Sơn Hà chuyên phục hồi các nhóm cơ, dây thần kinh vận nhãn bằng đông y như: chữa sụp mí mắt, chữa mắt lác lé, chữa song thị đem lại sức khỏe, niềm vui và nét đẹp vốn có của đôi mắt cho rất nhiều bệnh nhân.
Xem thêm >> Liệt dây thần kinh số 6 gây song thị và phương pháp điều trị
Song thị ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh như thế nào?